Kỳ thị với người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi: xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
- Biểu hiện
Tại nhà và cộng đồng:
– Cho ăn, ở riêng hoặc nếu ở chung thì miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm cưỡng giao tiếp với người nhiễm.
– Không nhận trẻ em bị nhiễm HIV hoặc ở gia đình có người nhiễm HIV vào lớp học.
– Xa lánh người nhiễm, tỏ ý hắt hủi.
Tại các cơ sở y tế:
– Không đối xử như với những người bệnh nhân bình thường khác.
– Từ chối điều trị, điều chuyển đến các đơn vị y tế khác.
Tại nơi làm việc:
– Xa lánh, ngại tiếp xúc.
– Không tạo điều kiện để người nhiễm phát huy năng lực trong công việc.
- Nguyên nhân kỳ thị và phân biệt đối xử
– Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng về HIV/AIDS.
– Do truyền thông không đầy đủ và không phù hợp, Luật phòng chống HIV/AIDS còn chưa đến được với người dân.
– Coi thường có HIV là người xấu trong xã hội.
– Do HIV/AIDS là một bệnh lây truyền, chưa có thuốc chữa.
- Tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử
– Khó tiếp cận, quản lý, dự báo, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV.
– Sẽ không sử dụng, huy động được sức lao động của người nhiễm HIV.
– Làm giảm vai trò của gia đình, chính quyền và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm HIV.
– Người nhiễm HIV che giấu bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.
- Cần phải làm gì để hạn chế và tiến tới xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
– Tuyên truyền vận động, truyền thông chính xác về HIV/AIDS, làm giảm nỗi lo sợ bị lây truyền qua tiếp xúc thông thường.
– Thực hiện các chính sách, chương trình phòng chống AIDS trong đó có phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm.
– Phát huy vai trò gia đình và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm.
– Phản ánh tấm gương tích cực của người có nhiễm HIV, sự chia sẻ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV trên phương tiện thông tin đại chúng.