Bàn chân bẹt là dị tật khá phổ biến ở trẻ. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Trong một số trường hợp gây đau, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của người mắc.
- Bàn chân bẹt khi nào cần điều trị
Đối với người có bàn chân bẹt không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần phải điều trị trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi mức độ sai lệch đến mức bệnh nhân cảm thấy đau hoặc mệt mỏi. Những bệnh nhân này được coi là có bàn chân bẹt bệnh lý.
- Nguyên nhân gây ra chứng bàn chân bẹt bệnh lý
– Sự biến dạng có từ lúc mới sinh
– Chấn thương gân, thường là cơ chày sau
– Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng cơ và thần kinh
– Tăng động khớp
– Sự kết hợp bất thường của hai xương (liên kết) dẫn đến bàn chân phẳng cứng.
– Viêm khớp.
- Khi bàn chân bẹt bắt đầu gây ra các triệu chứng, có thể bao gồm
– Đau ở bàn chân, gót chân hoặc mắt cá chân
– Sưng và đau tại chỗ (đau khi ấn vào)
– Khó khăn khi đứng trên bóng bàn chân
– Cảm giác mệt mỏi ở bàn chân hoặc mắt cá chân
– Khó khăn khi chạy, nhảy hoặc các hoạt động tương tự
– Yếu cơ, có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân
– Đôi khi, bàn chân bẹt có thể dẫn đến đau đầu gối, hông hoặc lưng.
- Các thuốc hỗ trợ điều trị
Để quản lý cơn đau do bàn chân bẹt gây ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc chống viêm và giảm đau không steroid, tiêm steroid tại chỗ.
- Một số cách điều trị khác
– Sử dụng đế lót giày hoặc chỉnh hình: Giúp điều chỉnh dị tật bàn chân bẹt hoặc căn chỉnh lại bàn chân và chi dưới.
– Các bài tập cụ thể: Ví dụ bài tập kéo giãn bắp chân có thể được sử dụng để kéo giãn và kéo dài gân Achilles và cơ bắp chân sau, có thể tham gia vào quá trình phát triển bàn chân bẹt.
– Phẫu thuật: Thường chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn (như các biện pháp trên).