Các biện pháp hiệu quả kiểm soát tăng huyết áp

Kiểm soát tăng huyết áp là việc làm rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.

  1. Vì sao tăng huyết áp lại gây tai biến mạch máu não?

Tăng huyết áp làm tăng áp lực liên tục của dòng máu đối với thành mạch, dẫn đến sự giãn nở của thành mạch và gây tổn thương. Sự tổn thương này ngày càng gia tăng trong các mạch máu não, có thể dẫn đến việc phình mạch nhỏ trong não, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của chảy máu não hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các cục xơ vữa, cản trở dòng máu cung cấp.

Nếu áp lực dòng máu tăng đột ngột có thể gây ra vỡ mạch máu não. Với những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng với tình trạng tăng cường mỡ máu và cholesterol thừa thường xảy ra ở những người có huyết áp cao, dẫn đến việc làm dày thành mạch máu, từ đó cản trở sự lưu thông của dòng máu đến não và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não.

Tình trạng vỡ hoặc tắc nghẽn các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại não và dẫn đến xuất hiện các triệu chứng lâm sàng tai biến mạch máu não.

  1. Các biện pháp kiểm soát tăng huyết áp

Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt khoa học

Thay đổi lối sống là một trong những cách quan trọng để kiểm soát tăng huyết áp. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giảm cân nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì, hạn chế uống rượu và thuốc lá… sẽ giúp kiểm soát tăng huyết áp.

Hoạt động thể chất thường xuyên như 150 phút/tuần, hoặc khoảng 30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Có thể lựa chọn các bài thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ… phù hợp với lứa tuổi, sở thích và tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Một chế độ ăn uống lành mạnh mang lại lợi ích theo nhiều cách khác nhau, nó có thể làm giảm cholesterol, giúp kiểm soát cân nặng, cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp ngăn ngừa một số bệnh.

Quản lý bệnh tật và thuốc điều trị

Mỗi người cần theo dõi huyết áp đều đặn, đo ít nhất 2 lần/năm. Huyết áp nên duy trì dưới 120/80 mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp. Dùng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ sót một ngày nào dù thấy khỏe mạnh và cả khi huyết áp đã về trong giới hạn bình thường.

Nếu mắc các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp như đái tháo đường, suy tim… người bệnh cần điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.

Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí và nhiệt độ lạnh 

Môi trường sống ô nhiễm cũng như nhiệt độ lạnh cũng làm huyết áp dễ tăng lên. Nên vệ sinh môi trường sống xung quanh, tránh khói bụi, giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh. Đặc biệt, người lớn tuổi nên khời động và làm ấm cơ thể vào mỗi buổi sáng trước khi thức dậy để tránh tăng huyết áp đột ngột.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *