Rất nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng tránh được nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ trông trẻ cẩn thận và giữ cho môi trường an toàn. Để xây dựng một mô hình ngôi nhà an toàn cho trẻ em, mọi gia đình và cộng đồng cần có sự hiểu biết và thực hiện những điểm sau:
- Phòng ngã
– Cầu thang có cửa chắn, cửa sổ không dễ trèo, ban công đủ cao ít nhất đến ngực trẻ.
– Thềm nhà xuống sân nếu quá cao cần có bậc thềm phụ cho trẻ bước xuống.
- Phòng đuối nước
– Ao hồ, hố vôi phải được rào.
– Giếng, bể, lu đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn.
- Phòng thương tích do vật sắc nhọn
– Không cho trẻ tiếp xúc với dao, kéo, các vật dụng sắc nhọn và mảnh kính vỡ.
– Dao, kéo và các vật sắc nhọn để ở nơi trẻ em không với tới được.
- Phòng bỏng
– Không để trẻ em đến gần lò sưởi, bếp nấu, nước sôi, đèn dầu, diêm và các thiết bị điện.
– Khu vực bếp phải có cửa ngăn hoặc rào quanh bếp.
- Phòng điện giật
– Cầu dao, ổ cắm điện phải đặt ở nơi trẻ không với tới.
– Dụng cụ, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn, không hở mạch điện.
– Dây dẫn điện kín, không mắc tại nơi trẻ hay qua lại hay với tới.
- Phòng hóc sặc
Không để các vật lạ (hòn bi, hạt đỗ…) nằm trong tầm ngắm, tầm với của trẻ.
- Phòng ngộ độc
– Thuốc chữa bệnh phải để trong hộp và ở nơi trẻ không với tới được.
– Thuốc trừ sâu, chất tẩy, xăng, dầu hỏa… không bao giờ được cất giữ trong các chai lọ đựng đồ uống, chai đựng phải có nhãn đề rõ ràng và để ở nơi riêng.
- Phòng ngừa súc vật cắn
– Không thả rông súc vật và không để trẻ chơi đùa với súc vật nuôi trong nhà.
– Súc vật phải được tiêm phòng, ra đường phải rọ mõm.
- Phòng ngừa tai nạn giao thông
– Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ra đường.
– Cần có người thường xuyên ở bên trẻ nhỏ khi ra đường.