Xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau bão lụt

Trong khi bão lụt, nước có thể ngập tràn, cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, gia cầm, hóa chất, cây cối… làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  1. Đối với các nguồn nước

Quy trình như sau: Thau rửa dụng cụ chứa nước hoặc giếng à Làm trong nước à Khử trùng bằng Cloramin B à Đun sôi à Ăn, uống

Bước 1: Thau rửa dụng cụ chứa nước, giếng nước:

– Đối với dụng cụ chứa nước: Thau rửa sạch

– Đối với giếng nước:

+ Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.

+ Tháo bỏ nắp và nilong bịt miệng giếng.

+ Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.

– Nếu giếng ngập lụt, nước đục:

+ Thau vét giếng: Múc cạn nước và vét bùn cặn.

+ Trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung.

+ Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, tiến hành thau rửa sau.

– Nếu giếng bị ngập nhưng nước không tràn vào giếng và nước trong: Khử trùng nước trong giếng để sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn, thau rửa, tiến hành thau rửa giếng sau.

 Bước 2: Làm trong nước

– Cách làm trong nước bằng phèn chua:

Liều lượng: 10 gam phèn chua cho 200 lít nước

50 gam phèn chua cho 1.000 lít nước (1m3 nước)

Nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1.000 lít (1m3). Cách làm: Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để từ 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.

Bước 3: Khử trùng nước

– Nguyên tắc: Nước sau khử trùng phải có nồng độ Clo dư: 0,2 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).

– Cách khử trùng: Nồng độ 10g/1 m3 nước

+ Đối với bể chứa nước: Thau rửa bể chứa, xử lý bằng Cloramin B theo nồng độ 10g/1m3 nước.

+ Đối với giếng nước (giếng khơi, giếng đào): Múc một gầu nước, hòa lượng Cloramin B vào nước, khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý: Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

+ Đối với giếng khoan: Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

  1. Xử lý môi trường

– Nước rút đến đâu, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

– Khi nước rút hết: Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng.

– Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

– Làm vệ sinh và tu sửa nhà vệ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *