Phòng chống trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần biểu hiện bằng sự buồn bã dai dẳng hoặc mất hứng thú đối với tất cả những thứ trước đây mình thích, kèm theo không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, thời gian ít nhất 2 tuần.

Trầm cảm có thể và ảnh hưởng mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội nhưng nguy cơ bị trầm cảm tăng lên do nghèo đói, thất nghiệp, các biến cố trong cuộc sống như mất người thân hoặc đổ vỡ trong mối quan hệ, do ốm đau và rối loạn do sử dụng chất.

Triệu chứng

Người trầm cảm thường có các triệu chứng: cảm giác không còn sức lực; thay đổi cảm giác ngon miệng; mất ngủ hay ngủ quá nhiều; lo lắng; giảm tập trung; do dự; thấy bất an; cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi hoặc mất hy vọng; có suy nghĩ tự hại bản thân hoặc tự sát.

Phòng ngừa

Khởi phát của đợt trầm cảm đầu tiên có thể không hoàn toàn ngăn ngừa được nhưng ở một mức độ nào đó, lối sống cân bằng với ngủ đủ, chế độ ăn cân đối và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp phòng ngừa trầm cảm. Được bảo vệ không bị bạo lực, xâm hại và mất mát cũng giúp phòng ngừa trầm cảm. Trong những người đã có một số triệu chứng của trầm cảm, tiến triển đầy đủ của đợt trầm cảm có thể ngăn ngừa được bằng các liệu pháp điều trị tâm lý như liệu pháp nhận thức – hành vi. Trong số những người phục hồi sau trầm cảm, điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc chống trầm cảm có thể tránh tái phát.

Điều trị

Trầm cảm có thể điều trị hiệu quả được. Đối với người lớn, trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị hiệu quả bằng can thiệp tâm lý. Với trầm cảm thể vừa -nặng, cả điều trị tâm lý và dùng thuốc chống trầm cảm đều hiệu quả. Một số người cần đồng thời cả hai can thiệp này.

Khi phát hiện người thân có các dấu hiện trầm cảm, gia đình hãy đưa đến các trạm y tế phường hoặc chuyên khoa tâm – thần kinh của các bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *